GIỚI THIỆU VẮN TẮT VỀ NGÀNH RAU QUẢ VIỆT NAM
Diện tích trồng rau quả Việt Nam là 1.685.000 ha trong đó 910.000 ha, quả 775.000 ha, sản lượng cả năm là 17.653.100 tấn. Trong đó, rau 10.969.300 tấn, quả 6.500.000 tấn (số liệu năm 2007 của Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 triệu USD rau qủa cho trên 30 thị trường Châu Á, Chấu Âu, Bắc Mỹ.
Rau quả Việt Nam là rau quả nhiệt đới, ngon, quý hiếm, chỉ trồng được ở Việt Nam và một vài nước láng giềng của Việt Nam (Thái Lan, Mã Lai, Indonesia) như xoài, thanh long, vú sữa, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, .. một số loại rau củ.
Do điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất đa dạng nên rau quả của Việt Nam cũng rất đa dạng, có nhiều chủng loại khác nhau đồng thời được thu hoạch quanh năm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
Việt Nam đang áp dụng kỹ thuật tiên tiến để trồng các loại trái cây không hạt, trái cây hữu cơ, trái cây có tính chữa bệnh, các loại trái cây được trồng từ giống nhập khẩu, …
Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, lao động Việt Nam cần cù, có nhiều kinh nghiệm trồng rau qủa.
Về trồng trọt Việt Nam đã áp dụng IPM nhiều năm nay và đang áp dụng GlobalGap
Về chế biến Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến rau quả với thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước EU, Mỹ , Nhật…. Sản phẩm chính là đồ hộp, đông lạnh, nước quả cô đặc, sấy khô. Các nhà máy đang áp dụng BRC, HACCP…
Về xuất khẩu sản phẩm chính là dứa, vải, chôm chôm, thanh long, xoài, dừa , bưởi ,dưa chuột …, thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,Đài Loan, Nga, SGP, Hongkong…
Chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích xuất khẩu rau quả, đã đề ra hai chương trình:
1. Xuất khẩu rau quả 10 năm (2001-2010) đạt yêu cầu xuất khẩu 1 tỷ USD rau quả vào năm 2010.
2. Chương trình giống rau 10 năm (2001-2010) đạt yêu cầu tạo giống mới, tốt phục vụ xuất khẩu.
Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới, các sự kiện sau đây có ảnh hưởng to lớn đến ngành rau quả Việt Nam trong những năm tới:
1. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được chuẩn y năm 2001 mở ra cơ hội mới vào thị trường Mỹ.
2. Chương trình AFTA giảm thuế nhập khẩu rau quả.
3. Việt Nam gia nhập WTO.
Các sự kiện nói trên cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam vừa là cơ hội vừa là thách thức.